Trong những năm gần đây, ngành Quản trị khách sạn đang là một trong
những ngành rất hot trên thị trường đào tạo và tuyển dụng nhân sự. Tuy
nhiên, hiện nay vẫn nhiều bạn trẻ không hiểu được hết về ngành học này,
nên các em thường chọn ngành nghề theo số đông, theo xu hướng …. mà chưa
thực sự hiểu gì về nó.
Để giúp các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về
ngành học này, cũng như tìm hiểu xem thực sự mình có phù hợp với ngành
nghề này hay không, các bạn học sinh, sinh viên đang có quan tâm cùng
làm tham khảo nhé:

Đầu tiên, tìm hiểu về quản trị khách sạn là gì?
Hospitality management – Quản trị khách sạn: là công việc, cũng như
ngành học thiên về giảng dạy kỹ năng quản lý, tổ chức và vận hành các
hoạt động trong khách sạn, nhà hàng từ việc lên kế hoạch kinh doanh,
điều hành quản lý hoạt động đến việc quản trị chất lượng dịch vụ, tài
chính, nhân sự và những hoạt động kiểm tra và giám sát các khu vực trong
khách sạn, nhà hàng.
Với chương trình Quản trị khách sạn liên kết
giữa Trường ĐH Tài chính – Marketing và Trường ĐH UCSI (Malaysia) sẽ
cung cấp cho sinh viên kiến thức về kinh doanh lưu trú và các kỹ năng
nghiệp vụ khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời rèn luyện các kỹ
năng mềm cần thiết cho công việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tế hiện
nay.
Yêu cầu về kỹ năng của người học
Người làm
tốt công việc quản trị khách sạn trước hết cần có khả năng giao tiếp để
xử lý được những tình huống bất ngờ; có khả năng tổ chức và quản lý để
lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công,
đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch. Chính vì vậy, nghề này rất
thích hợp cho những bạn tự tin, năng động, có năng khiếu tổ chức quản
lý, sắp xếp công việc, có tư duy logic.
Tuy nhiên, nếu bạn là một
con người tự tin và hướng ngoại, không ngại giao tiếp; Các kỹ năng trên
nếu mình đang thiếu, thì Nhà trường đảm bảo vẫn có thể trao dồi cho các
bạn các kỹ năng mà các bạn còn thiếu.

CHƯƠNG TRÌNH CỦA ISFM có gì ĐẶC BIỆT ?
1. Chương trình Tiếng Anh
Do đó, Nhà trường sẽ tổ chức mô hình học như sau: năm đầu sinh viên
được đào tạo lại kỹ năng tiếng Anh của mình ở cả 4 kỹ năng: nghe, nói,
đọc và viết (2 kỹ năng nghe và nói được học với giảng viên bản ngữ của
Anh, Mỹ, Úc …). Sang năm 2 các em sẽ được học vào chuyên ngành.
2. Chương trình thực hành
- Sinh viên có được học thực hành không ? Trong suốt 3 năm học chuyên
ngành, sinh viên sẽ được học nghiệp vụ khách sạn tại phòng thực hành
chuyên ngành; tham quan, tìm hiểu môi trường làm việc chuyên nghiệp của
các cơ sở kinh doanh lưu trú (khách sạn, resort, trung tâm hội nghị…);
làm việc chính thức tại các cơ sở kinh doanh lưu trú dưới sự hướng dẫn
của nhà trường và các cơ sở kinh doanh trong khuôn khổ chương trình Thực
tập tổng quát và chuyên sâu; thực hành các kỹ năng quản lý trong môi
trường thực tế tại phòng thực hành tại khách sạn Imperial Hotel chuẩn
5*.
Ngoài ra, từ năm 2 sinh viên còn được tham gia thực tập và làm
việc thực tế tại khách sạn chuẩn 3* có hưởng lương của chính trường ĐH
UCSI (Malaysia).
- Sinh viên được giảng dạy lý thuyết đi kèm thực tế nhằm nắm vững kiến thức toàn diện

3. Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường
Sinh viên tốt nghiệp và nhận tấm bằng cử nhân ngành Quản trị khách sạn
có thể đảm nhận được nhiều vị trí công việc khác nhau: từ bộ phận nhân
sự, bộ phận tiền sảnh, bộ phận ẩm thực cho đến công tác quản lý tại các
doanh nghiệp du lịch, cụ thể:
- Đảm nhận công việc trong các bộ
phận của một khách sạn – nhà hàng từ 3-5 sao như: Tiền sảnh – lễ tân, bộ
phận Phòng, Ẩm thực, Bếp, Hội nghị yến tiệc, Nhân sự, Tài chính – kế
toán, Kinh doanh – tiếp thị.
- Công tác tại các vị trí quản lý dịch
vụ tại khách sạn như: bộ phận Tiền sảnh (Front Office), quản lý bộ phận
Nhà hàng (Food & Beverage) và quản lý bộ phận Phòng (Housekeeping)
trong các khách sạn và nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Trở thành cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.
- Công tác tại các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí với các vị
trí quản lý, hành chính, nhân lực, tài chính, marketing,...
Ngoài
ra các bạn cũng có thể làm việc ở các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu
về kinh tế nói chung, du lịch nói riêng; hoặc làm chuyên viên, giảng
viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực du lịch.
Nguồn: Viện Đào tạo Quốc tế ISFM